Những thắc mắc thường gặp khi mua xe máy cũ và lời giải đáp

Những câu hỏi cần thiết khi mua xe máy cũ

Cho dù chỉ là nói chuyện qua đường điện thoại, những câu hỏi dưới đây vẫn sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối có thể gặp phải khi quyết định sở hữu một chiếc xe máy đã qua sử dụng. Từ những câu trả lời có được, bạn sẽ tìm ra thông tin cần thiết về tình trạng thực sự của chiếc xe mà bạn đã lựa chọn.

Điều đầu tiên cần nhớ đề cao cảnh giác trước bất kỳ câu trả lời từ người bán mà bạn cảm thấy rằng nó chưa rõ ràng, quá cường điệu hoặc đi vòng vo xung quanh vấn đề được hỏi.

1/ Chiếc xe có màu gì?

Đương nhiên màu xe rất quan trọng bởi vì nó thể hiện gu thẩm mỹ của người sử dụng nhưng câu hỏi này chỉ nhằm mục đích gợi mở câu chuyện. Ngay khi có câu trả lời, hãy lập tức hỏi về thân. Ai chẳng quan tâm đến tình trạng bề ngoài của xe.

2/ Người bán xe có phải là chủ duy nhất của xe?

Quá trình sử dụng chiếc xe trước đây là điều đáng để tâm. Nếu chiếc xe đã qua tay 3-4 chủ trong vòng khoảng 2 năm, tốt nhất là hãy tránh xa.

3/ Người bán có phải là người điều khiển xe hay không?

 Bạn sẽ biết rõ hơn về chiếc xe nếu như được gặp người thường xuyên cầm lái. Nếu đó là một người đứng tuổi thì bạn có thể yên tâm hơn so với một tay thanh niên có dáng vẻ bặm trợn. Một người đàn ông là chủ xe cũng tạo sự tin tưởng hơn về việc bảo trì xe so với một phụ nữ.

4/Quãng đường đã chạy?

 Nếu như đồng hồ xe cho thấy trung bình mỗi năm chiếc xe chạy nhiều hơn hay thấp hơn mức trung bình của nó, hãy hỏi tại sao. Một chiếc xe có quãng đường chạy dài hơn do người chủ sở hữu ở xa nơi làm việc, sẽ tốt hơn một chiếc xe được có quãng đường chạy ngắn hơn đôi chút nhưng lại trên nhiều hành trình khác nhau. Bạn biết rõ rằng chạy thẳng một mạch sẽ làm chiếc xe ít bị ảnh hưởng hơn so với việc thường xuyên phải dừng lại. Cũng đừng quá vui mừng khi cho rằng xe hãy còn mới vì số km đã đi rất thấp. Cần chắc chắn chưa có ai chạm tới đồng hồ cây số.

5/ Chiếc xe từng bị tai nạn?

Nếu đúng như vậy, cũng chẳng sao. Điều cần thiết là tìm hiểu về mức độ hư hại, chi phí sửa chữa, và nơi nào đã chịu trách nhiệm các công việc đó. Đừng quá lo lắng về một vài vết trầy xước nhỏ trên vỏ xe nhưng hãy cân nhắc cho kỹ trước khi bỏ tiền ra tậu một “con xe” từng gặp tai nạn nghiêm trọng. Có những bộ phận như khung xe không thể phục hồi lại trạng thái cũ nếu bị hư hỏng ở một mức độ nào đó.

7/Chiếc xe có được bảo trì thường xuyên?

 Ai chẳng muốn có một chiếc xe luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Và bạn cũng nên tìm lại garage thường thực hiện các công việc bảo trì xe trước đây. Nếu người bán giữ lại các biên lai cho bất kỳ công việc thay mới ống xả, phanh, lốp hay những bộ phận khác thì thật hữu ích. Những hóa đơn mà các garage sửa chữa thường có ghi lại đồng hồ cây số và tình trạng xe khi được sửa.

8/Tại sao người chủ muốn bán xe?

 Hãy dè chừng những câu trả lời nghe có vẻ thoái thác, lẩn tránh. Nếu mua  từ một đại lý, bạn có thể sẽ không thể thu thập được thông tin cần thiết về chiếc xe, lý do đơn giản là đại lý không biết điều đó. Những câu chuyện về cách chăm sóc xe của người chủ trước đây thường có đôi chút hơi quá sự thật.

Không cần phải ra cửa hàng, chỉ cần một vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể chăm sóc chiếc xe của mình một cách đều đặn, dễ dàng, cho dù đó là xe ga hay xe số.

Thao tác đơn giản chăm sóc xe máy tại nhà

Trước tiên, bạn nên để ý tới lốp xe, bởi lốp mòn, quá căng hoặc quá non đều không tốt. Lốp mòn không đồng đều dễ khiến xe bị rung lắc khi di chuyển. Lốp quá căng dễ làm cho lốp bị nổ khi đi với tốc độ cao. Còn lốp quá non cũng sẽ làm giảm khả năng điền đầy những lồi lõm trên đường đi và do đó, lốp dễ bị thủng khi đi qua các vật nhọn, sỏi đá trên đường.

567a3f6aea100_1450852202

Bạn có thể bỏ ra 2.000 đồng để bơm xe tại hiệu hoặc có thể nhờ tới sự trợ giúp của các loại máy bơm mini có sẵn đồng hồ đo như bơm điện xách tay mang theo xe. Loại bơm này có giá tầm 700.000 đồng và được bán phổ biến tại các tiệm bảo dưỡng xe. Ngoài cung cấp hơi cho bánh xe, bơm còn giúp thông thổi rửa các đường tuy ô bị tắc và thổi rửa chế hoà khí.

Bước tiếp theo là kiểm tra những gân trên lốp xe để chắc rằng bạn được an toàn khi sử dụng chúng. Nên chọn loại lốp có gân trên bề mặt lốp sâu và rộng. Trên thị trường hiện có sẵn những lốp xe của nhiều hãng như Casumina, Honda….

Với các loại xe của Honda, giá lốp xe lưu động từ 156.000 đồng đến 279.000 đồng với lốp trước, và 174.000 đồng tới 300.000 đồng với lốp sau, tùy theo loại và kích cỡ. Riêng các loại săm của hãng này cũng có giá từ 56.000 đến 78.000 đồng.

Bạn cũng nên sở hữu một dụng cụ tự vá cho xe số và một số loại xe ga (có săm) có giá khoảng 70.000 đồng (gồm có 3 cái móc lốp, một lọ keo, miếng vá, một miếng giấy ráp) và tất nhiên chưa kèm bơm. Bộ dụng cụ này được bán tại các siêu thị phụ tùng xe máy. Nhờ nó, bạn có thể chủ động xử lý tình huống khi bị dính đinh mà không cần mất khoảng 10.000 đồng cho mỗi nốt vá đùi.

Bên cạnh việc chăm chút lốp, bạn nên chú ý kiểm tra động cơ, đặc biệt là nên để ý tới việc thay dầu nhớt cho xe, nhằm giúp xe dễ khởi động hơn vào những sáng mùa đông.

Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, làm mát động cơ trong quá trình hoạt động, gắn kín kẽ hở, làm sạch số muội trong động cơ và giúp chống gỉ bề mặt kim loại trong động cơ. Tuỳ cách bạn sử dụng, đi ngoài trời nắng hay mùa đông giá rét, thời gian dùng xe là lâu hay ngắn, tải trọng chở trên xe là lớn hay nhỏ, mà bạn đưa ra quyết định thay dầu cho xe.

Tuy nhiên, thông thường cứ sau 5.000-10.000 cây số, bạn nên có một sự thay đổi hoàn toàn hệ thống dầu nhớt trong xe. Giá của những loại dầu nhớt trên thị trường hiện nay vào khoảng 45.000 – 50.000 đồng cho 0,8 lít dầu đơn cấp và khoảng 52.000 – 60.000 đồng cho một chai 0,7 lít dầu đa cấp. Các bạn nên mua hàng tại những cửa hàng, đại lý lớn của chính hãng để tránh hàng giả, hàng chất lượng kém.

Ngoài ra, việc thường xuyên rửa xe, căng xích cũng là cần thiết để chiếc xe của bạn luôn “khoẻ mạnh” và an toàn khi vận hành trên đường.

“Giắt túi” một chút kiến thức và khả năng nhận biết, bạn sẽ mua được phụ tùng chuẩn để thay thế vào chiếc xe máy của mình.

Mẹo chọn phụ tùng xịn cho xe máy

1/Chỉ nên mua hàng chính hãng

Hiện trên thị trường có rất nhiều phụ tùng linh kiện có xuất xứ khác nhau. Phụ tùng chính hãng chỉ có ở các cửa hàng, đại lý phân phối chính hãng. Đây được coi là phụ tùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua có hoá đơn, thậm chí được bảo hành trong thời gian dài… Thay phụ tùng này vào xe khá yên tâm, tuy nhiên nó có giá cao hơn các phụ tùng cùng loại không chính hãng, xuất hiện phổ biến tại các cửa hàng sửa xe máy tự do mọc lên khắp nơi.

Nhiều người Việt Nam sau khi mua xe, hết thời gian bảo hành thường không quay lại các đại lý chính hãng để thay thế phụ tùng mà tìm đến các cửa hàng xe máy gần nhà để sửa chữa và thay đồ.

Phần lớn khách cũng chỉ biết nguồn gốc xuất xứ phụ tùng qua người sửa chữa cung cấp và không biết có chính xác không, nhưng ưu tiên giá rẻ nên đồng ý. Lắp lên xe đi thấy cũng không có khác biệt gì lại càng yên tâm và cho rằng như vậy đã tiết kiệm được chi phí mà không biết rằng những linh kiện trôi nổi này rất có thể sinh chuyện và mục đích tiết kiệm cuối cùng lại gây ra những thiệt hại lớn.

Thay bộ chế hòa khí, bugi, IC không chính hãng, chất lượng không ổn định dễ dẫn đến xe khó nổ, tốn xăng, nhả khói, xăng thoát ra ngoài… Nguy hiểm hơn, nếu bộ phận kết cấu an toàn cho xe mà dính hàng kém chất lượng có thể gây tai nạn nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều dạng phụ tùng được làm giả, đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiểm họa của việc dùng phụ tùng trôi nổi không chỉ nằm ở chỗ độ bền kém. Chỉ cần một phụ tùng không đồng bộ sẽ dẫn đến việc hỏng hóc của các bộ phận khác trong xe. Ví dụ như sử dụng nước làm mát động cơ kém chất lượng sẽ dẫn đến rỉ sét ở bộ phận làm mát, sau đó có thể gây nóng máy. Cao nhất là dẫn đến việc cháy bộ hơi, đầu bò. Thế là số tiền bỏ ra còn lớn hơn cả số tiền cho phụ tùng chính hãng.

Ngoài ra, người sử dụng sẽ không lường trước được khi nào săm xe sẽ nổ, phanh sẽ bó cứng và xích sẽ đứt, mắc vào bánh hoặc văng ra ngoài… Tất cả những sự cố trên đều là những sự cố có thể dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Hệ quả của việc mua phụ tùng ngoài luồng là xe sẽ hỏng nhanh hơn, hay hỏng vặt. Nghiêm trọng hơn, đó là phải trả giá bằng sự an toàn, thậm chí là tính mạng của người lái xe.

2/Mẹo nhận biết phụ tùng xịn

Khi chọn phụ tùng thay thế cho xe gắn máy cần lưu ý trên bao bì của phụ tùng phải ghi rõ xuất xứ, nguồn gốc, địa chỉ sản xuất.

Cách nhận biết bên ngoài:

  • Nhóm đồ điện: Dây đồng quấn đầy, to, nhựa đen bóng là có hoá chất chống thấm, vỏ sạc nhôm trắng sáng, không xỉn màu.
  • Nhóm bình ắc quy: Cầm nặng do lắc sắp đủ trung bình 2 kg, vỏ nhựa đẹp, các đầu sạc mới không gỉ sét, làm bằng chì…
  • Nhóm bố thắng, bố nồi: Nhôm trắng, càng mới, mặt bố cứng không ra bột khi cào nhẹ.
  • Vành, căm: Lớp xi trắng vàng, vành thép gõ tiếng thanh vang xa, căm dầy, đầu chắc chắn. Vành tròn đều, xi mạ 3-4 lớp.
  • Nhóm cơ khí: Xi dầy, thép dầy, sơn tĩnh điện không nổ hột.
  • Các loại dây: Cáp mịn, lớp nhựa đen, đầu chì sáng không vuột. Bên trong đảm bảo có lớp nhựa bao dây cáp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>