Hướng dẫn cách kiểm tra, định giá và chọn mua xe máy cũ

Xe máy là một dạng tài sản có giá trị, dù chỉ là xe máy đã qua sử dụng, tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn cẩn thận, cách thức kiểm tra cùng các yếu tố bạn nên xem xét tỉ mỉ được Mua Bán Nhanh Xe Máy tổng hợp qua video ngắn sau, hy vọng bạn có thể lựa chọn một chiếc xe phù hợp với mình.

Chọn đúng cách

Khi mua một chiếc xe máy cũ hẳn bạn sẽ phải băn khoăn về rất nhiều vấn đề, như là mình nên mua xe loại gì, mua ở đâu, kiểm tra chất lượng như thế nào. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số bước giúp bạn có thể ra quyết định mua một chiếc xe máy cũ dễ dàng hơn.

55f63011e1fe8_1442197521

Xe máy cũ không hẳn là không tốt bởi có rất nhiều xe máy mặc dù tình trạng rất tốt nhưng chủ của nó vì các lý do không mong muốn mà phải bán đi. Nếu bạn là người có con mắt tinh tường hẳn bạn sẽ tiết kiệm được khối tiền để mua một chiếc xe cũ “ngon” thay vì một chiếc xe mới cứng đắt tiền.

  1. Trả lời cho câu hỏi “What?” – Bạn nên mua chiếc xe loại nào?

Hãy quyết định xem bạn nên chọn chiếc xe máy cũ loại nào: đi lại, đi phượt, xe thể thao hay là một chiếc xe có thể làm tất cả? Đây được xem là tiêu chí quan trọng nhất mà bạn cần xem xét. Phải biết mình thực sự đang cần tìm loại xe như thế nào bạn mới có thể mua được một chiếc xe vừa ý. Có thể một chiếc siêu xe phân khối lớn sẽ làm tim bạn rộn ràng khi nghĩ về nó nhưng đó có phải là chiếc xe phù hợp để bạn đi làm hay không?

  1. Hãy mua xe từ một cửa hàng uy tín

Như bạn đã biết, không phải chiếc xe cũ nào cũng là “hàng cũ thật”. Có rất nhiều xe được “độ lại”, trông rất đẹp mắt nhưng thực sự bên trong nó lại là rỗng tuếch. Và các bạn cũng nên nhớ một điều rằng không phải tất cả các cửa hàng bán xe máy cũ đều chất lượng và uy tín mặc dù họ được cấp giấy phép kinh doanh. Vì vậy, hãy cố tham khảo một vài cửa hàng uy tín, giá thành có thể sẽ đắt hơn nhưng thay vào đó bạn sẽ có thể yên tâm vào chiếc xe cũ mà mình mua được.

  1. Tự kiểm tra lại xe máy

Lúc đi mua, bạn hãy mang theo một số dụng cụ cầm tay để kiểm tra lại chiếc xe mà bạn định mua, chẳng hạn như một chiếc đèn pin.

  • Kiểm tra tình trạng của xích và ổ xích. Xích được xem là một bộ phận quan trọng của một chiếc xe máy, nếu lỡ như bạn gặp phải một chiếc xích cũ sắp đứt bạn sẽ gặp nguy hiểm. Hãy chắc chắn rằng các bánh răng không có dấu hiệu của sự sứt mẻ hoặc bị va chạm làm hư hỏng. Vòng xích không nên quá “thõng”,
  • Kiểm tra lốp xe. Lốp xe nên không có dấu hiệu bị mòn quá nhiều trên bề mặt. Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường vì dấu hiệu của một chiếc lốp bị mòn là không còn nhiều rãnh trên bề mặt lốp,
  • Ngồi hẳn lên chiếc xe bạn muốn mua và kiểm tra đầu xe (xem có bị lệch hoặc méo mó gì không), phanh xe, đồng hồ,
  • Kiểm tra ống bô. Nếu ống bô có dấu hiểu bị gỉ hoặc thủng thì bạn sẽ phải nghe những âm thanh “kì dị” khi đang đi trên đường. Vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ càng,
  • Nếu xe có nan hoa thì hãy kiểm tra xem bánh xe có đủ nan hoa không, có chiếc nan hoa nào bị gãy không,
  • Dựng chân chống giữa lên, quay đầu lái sang hai bên để xem nó có dễ dàng không. Nếu cảm thấy sự khô ráp và mắc kẹt thì đó không phải là một chiếc xe tốt,
  • Mở thùng xăng và kiểm tra xem có dấu hiệu của ăn mòn không, hãy sử dụng đèn pin của bạn vào việc này.

Xe máy cũ nhiều khi đã gây tai nạn nên các bộ phận bên trong thường hỏng hóc mà mình không thể biết ngay được. Tuy nhiên bạn có thể có cảm giác an toàn khi ngồi trên một chiếc xe chắc chắn, vì vậy, cảm giác của bạn cũng là một dấu hiệu giúp nhận biết đâu là chiếc xe máy cũ còn tốt.

  1. Hãy lái thử xe

Bạn nên đi mua xe vào một ngày đẹp trời, nắng ráo và khô bởi trước khi quyết định có mua xe hay không bạn cần phải lái thử xe. Kiểm tra hệ thống phanh, nó không nên bị “xung”, vì nếu bị “xung” thì đó là dấu hiệu của đĩa phanh bị biến dạng.

Lắng nghe tiếng động cơ, nếu có bất thường thì bạn nên kiểm tra lại một lần nữa. Nếu đầu xe hay bất kỳ một bộ phận nào của xe bị rung thì đó là dấu hiệu bạn nên nghi ngờ và xem lại.

  1. Hãy đảm phán giá xe cũ một cách thông minh

Đối với người bán hàng, họ luôn mong muốn bán xe với một mức giá hợp lý. Vì vậy khi đã chọn được chiếc xe tốt mà bạn lại muốn mua với giá rẻ thì có thể người bán sẽ cảm thấy không vui. Vì vậy trước khi mua hãy tham khảo giá thị trường qua các tin bán xe máy cũ rao vặt trên mạng hoặc báo, sau đó tự định ra cho mình một mức giá phù hợp.

Sau khi kiểm tra về thân vỏ, các bộ phận bên ngoài chúng ta cũng cần quan tâm đến một số vấn đề bên trong máy móc ,Hôm nay, xin nói đến việc kiểm tra máy móc. Nhưng bạn có thể hỏi, “tôi không là thợ máy chuyên nghiệp thì biết gì mà kiểm tra?”

Thăm máy trước khi lái thử:

Dù không phải là thợ máy chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể kiểm tra được nhiều điều liên quan đến máy móc. Trước tiên là kiểm tra tình trạng dầu nhớt. Xe cần có những thứ dầu nhớt sau đây:

  • Nước Làm mát (cũng gọi là Anti-freeze)
  • Dầu máy (engine oil)
  • Dầu hộp số (transmission fluid)
  • Dầu thắng (brake fluid)
  • Dầu tay lái (steering fluid)

Dầu nhớt cần phải được thay mới theo định kỳ. Nếu may mắn gặp được một chủ nhân chịu khó giữ lịch bảo trì, thay dầu nhớt đúng thời hạn, thì chiếc xe sẽ chạy rất bền, bất kể thời gian là 10 năm, hay 20 năm. Bằng không thì dù chưa tới 10 tuổi hoặc chưa đi hết 100.000 dặm đầu tiên, cái xe cũng đã bước vào thời kỳ lão hóa, rước về chỉ tổ nặng gánh cho người chủ sau.

Chính vì vậy chúng ta nên hỏi xem biên nhận về các lần bảo trì. Nhưng nếu chủ nhân không có biên nhận bảo trì, thì đừng vội kết luận là đương sự chểnh mảng. Có thể họ cũng giống chúng ta mà thôi. Rút kinh nghiệm về việc này, nếu là chủ xe, chúng ta hãy cố gắng giữ lại các thứ giấy tờ này để dễ dàng cho việc bán xe về sau.

Vậy điều quan trọng là phải biết quan sát và đánh giá được những gì mình quan sát về tình trạng dầu nhớt.

Trước tiên, nhấc nắp đậy đầu máy (Hood) lên, và nhìn tổng quát một vòng bên trong, xem máy có sạch không? Có dấu hiệu dầu nhớt rò rỉ: Nước Coolant? Dầu tay lái? Dầu Hộp Số? Dầu Thắng? Dầu Tay Lái? Nếu đầu máy dơ bẩn, bám nhiều bụi đất, hoặc không được khô ráo, thì nhiều phần đó là dấu hiệu rò rỉ. Ghi nhận hình ảnh này trong óc, là vì lái thử xong rồi, bạn cũng còn phải xem lại một lần nữa.

Kiểm tra nắp bình dầu nhớt, xem nắp có dơ không? Nếu nhớt mà sạch thì không thế nào nắp bình lại dơ được!

Rút que thăm nhớt ra khỏi bình, dùng một nùi giẻ chùi cho sạch, rồi lại nhấn que thăm vào bình, lấy ra và kiểm tra. Mức nhớt có đầy đủ không? Nhớt có đen bẩn không? Đen và bẩn là 2 dấu hiệu cho thấy chiếc xe không được bảo trì đúng mức. Đồng thời, tìm xem có hạt nước nào lẫn trong nhớt dính trên que thăm không? Nếu có, đây chính là một dấu chỉ “head gasket” (miếng đệm giữa xi lanh và đầu lốc máy) có vấn đề, sửa chữa rất tốn kém.

Kiểm tra két nước khi máy đã nguội hẳn: Mở nắp bình, và quan sát mặt nước: Nước coolant có sạch và xanh (hoặc vàng, tùy màu nước nguyên thủy) không? Hay là xỉn như có rỉ sét? Nếu thấy một màng nhớt mỏng nổi lềnh bềnh trên mặt nước coolant thì đó là điểm chẳng lành: “head gasket” có vấn đề trầm trọng. Nước mà có màu xỉn như màu rỉ sét, tức là bình nước hoặc bên trong blốc máy có chỗ rỉ sét, chứng tỏ chiếc xe đã bị bỏ bê, không được săn sóc hoặc không biết cách săn sóc đúng mức.

Nói về việc thăm nhớt, cần phải biết điều này: Đa số xe được trang bị que thăm. Tiếc thay, nhiều xe không có dụng cụ đơn sơ này. Xe không có que thăm dầu nhớt thật là bất tiện cho người đang tìm mua xe. Nếu không biết chắc, biết rõ về lý lịch xe và chủ xe, tốt hơn bạn nên đi tìm một “ứng viên” khác mà mình có thể kiểm tra trước về tình trạng dầu nhớt cho chắc ăn.

Ngoài ra, chúng ta nên coi cái bình điện (battery). Nếu thấy các cọc bình bị ăn mòn quá nhiều với “muội” trắng phùn đầy, thì đây lại là một dấu hiệu cho thấy chủ xe săn sóc xe không được cẩn thận lắm.

Kết hợp với tình trạng dầu nhớt không hợp lý, lại thêm dấu chỉ về sự bê trễ cẩu thả của chủ xe, người mua có thể good-bye, không có gì tiếc nuối.

> Mua xe máy cũ

Học Tây ba-lô cách ở Việt Nam

Thị trường xe máy cũ và cho thuê xe máy hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt Nam thường vẫn coi khách du lịch nước ngoài là đối tượng khách hàng tiềm năng. Người nước ngoài nhận ra rằng, di chuyển bằng xe máy ở Việt Nam là vừa rẻ lại phù hợp nhất để khám phá đất nước hình chữ S.

Chính vì vậy, các ông, bà “Tây” đã tự đúc kết và truyền nhau những kinh nghiệm tích luỹ về việc mua và sửa xe máy, nếu không muốn thành “gà”. Họ có thể tìm kinh nghiệm trên trang Wiki how, một kênh chia sẻ kiến thức lớn nhất hiện nay tại Mỹ.

Có 12 bước để họ tìm kiếm và sử dụng một chiếc xe máy cũ tại Việt Nam. Hãy cùng khám phá quy trình thú vị dưới đây, được chia sẻ bởi các trung tâm mua bán xe cũ:

  • Theo luật thì muốn chạy xe máy ở Việt Nam cần có giấy phép lái, giấy tờ xe, bảo hiểm… Tuy nhiên, với những xe dưới 175cc, có thể bỏ qua vì hiếm khi bị cảnh sát hỏi thăm, nhưng với những xe phân khối lớn thì hãy dè chừng,
  • Có thể tìm mua xe máy trên mạng cho người nước ngoài, thông qua các trang web như Craigslist hoặc Travelswop, nơi có nhiều người du lịch bán lại xe sau hành trình khám phá Việt Nam,
  • Ngân sách dùng để mua xe máy cũ có thể bắt đầu với 300 USD. Nhưng nên nhớ rằng, hãy bỏ thêm một chút hoa hồng để thuê một người thợ sửa xe kiểm tra hàng giúp mình,
  • Việc mua xe máy từ cửa hàng xe cũ không đảm bảo rằng bạn sẽ “an toàn”, đó là lý do bạn cần người hiểu biết giúp đỡ. Còn lại chuyện sửa xe không cần phải lo lắng nhiều, bởi từ Hà Nội tới TP.HCM, có rất nhiều các tiệm sửa xe dọc đường,
  • Cần có một cái nhìn tổng quát về chiếc xe định mua: có sạch sẽ không, các bộ phận nào han gỉ, hệ thống dây điện có gọn gàng không, nước sơn bên ngoài có thể xử lý sau nhưng các bộ phận của xe phải dùng được,
  • Kiểm tra khung xe, xe có thẳng hay xuất hiện mối hàn đáng ngờ (xe tai nạn). Một vài chỗ gỉ trên xe sẽ không vấn đề gì nhưng nếu có đoạn sơn đáng ngờ, cũng đừng ngại chất vấn chủ xe,
  • Kiểm tra kỹ lốp xe, kiểm tra độ mòn bề mặt lốp hoặc các vết nứt cạnh,
  • Kiểm tra các thiết bị điện tử bằng cách thử hoạt động của chúng như xem đèn, xi-nhan, đèn phanh, còi… Dùng tay đo vầng sáng trên tay chiếu từ đèn pha, ở khoảng cách xa và giảm dần. Một chiếc đèn tốt thì quầng sáng phải sắc nét khi rọi gần,
  • Với xe dùng nan hoa, kiểm tra bằng cách nén xe xuống với các lực khác nhau và xem có tiếng động nào lạ không. Nếu không có hiện tượng hay phản xạ gì xảy ra ở các chân nan hoa thì có thể yên tâm,
  • Kiểm tra xem bánh răng, vòng bi hoạt động tốt hay không bằng cách dùng tay quay trục bánh phía sau, nghe ngóng tiếng động lạ. Dựng chân chống giữa và vận hành ở mức ga ổn định xem tốc độ vòng quay, trục và xích có ổn định hay không?

Sau khi đã ổn định với chiếc xe mới mua, bạn cũng nên nắm được chi phí sửa chữa xe thường có mức giá như sau:

  • Thay săm lốp trước: 120.000 đồng
  • Thay săm lốp sau: 150.000 đồng
  • Thay dầu: 80.000 đồng
  • Sửa hệ thống dây điện đèn: 20.000 đồng
  • Thay vòng bi bánh xe: 50.000 đồng/bánh
  • Thay mặt đồng hồ: 30.000 đồng
  • Rửa chế và lọc gió: 70.000 đồng

Lưu ý khi mua xe tại đại lý xe máy cũ, bạn sẽ nhận được một giấy tờ sở hữu xe (của chủ cũ) màu xanh. Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trên giấy này.

Trên đây là những lưu ý khi bạn muốn chọn  và chất lượng tốt. Hy vọng bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền kha khá mà vẫn có một chiếc xe máy “ngon” để đáp ứng nhu cầu đi lại của mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>