Mua bán xe máy cũ và những kinh nghiệm không thể không có
Điều cốt yếu là nước sơn, thân xe, vỏ xe, khung gầm, động cơ… phải đồng bộ và hợp nhất. Có nghĩa là chi tiết này mới bằng từng này thì các chi tiết khác cũng phải mới gần tương tự, hoặc chi tiết này là của Honda thì các chi tiết khác cũng phải là của Honda…
6 bước cần làm khi mua xe máy cũ
1. Tìm xe
Thị trường xe máy cũ vô cùng phức tạp và vấn đề này thì ai cũng biết, thế nên tốt nhất là bạn nên mua từ người thân, hoặc ít nhất là người có quen biết. Điều này không chỉ mang lại sự an tâm mà còn giúp bạn dễ dàng điều tra nguồn gốc và quá trình sử dụng của chiếc xe. Vì thế, trước khi mua xe, hãy chịu khó hỏi thăm bạn bè, người thân và nhờ họ hỏi qua những người khác.
Trong trường hợp không tìm được một chiếc xe như vậy, bạn nên tìm kiếm trên Internet. Bạn cũng có thể tìm đến các chợ xe cũ, các tiệm sửa xe hoặc tiệm cầm đồ, tuy nhiên việc mua xe qua các kênh này ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
Công việc trước tiên là tìm được càng nhiều xe càng tốt. Trong số đó hãy chọn ra một số chiếc có thông tin rõ ràng và tin cậy hơn cả, đồng thời có giá bán nằm trong tầm tiền của bạn. Hãy đi cùng một người thực sự rành về xe cũ.
2. Xác định nguồn gốc
Trong mọi tình huống, tốt hơn hết là bạn nên mua xe chính chủ. Hãy yêu cầu chủ xe cho xem giấy đăng ký, hóa đơn mua xe gốc và chứng minh thư. Đối chiếu xem thông tin trên hóa đơn có khớp với giấy đăng ký, giấy đăng ký có khớp với chứng minh thư hay không. Trường hợp không phải xe chính chủ, bạn hãy yêu cầu người bán xe cho xem giấy mua bán có xác nhận của chính quyền địa phương.
Không chỉ có vậy, hãy xác định thật kỹ xem liệu giấy tờ có phải là giả. Để làm điều này, trước khi đi bạn phải quan sát kỹ một chiếc giấy đăng ký chuẩn và ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng. Đừng quên mang theo một mẩu giấy trắng và một chiếc bút chì để cà mã số khung và mã số máy rồi đối chiếu với giấy tờ gốc.
Việc làm trên sẽ đảm bảo nguồn gốc rõ ràng của xe, đồng thời giúp bạn tránh mua phải xe trộm cắp. Ngoài ra, nó giúp bạn xác định được tuổi thọ chính xác của xe, từ đó định ra giá phù hợp.
3. Đánh giá tổng thể xe
Bạn đừng vội tin vào sự bóng bẩy bề ngoài của xe, vì hiện nay công nghệ “mông má” của giới buôn xe cũ đã đạt đến trình độ rất cao. Họ hoàn toàn có khả năng biến một chiếc xe cũ nát thành một chiếc xe gần như mới.
Điều cốt yếu là nước sơn, thân xe, vỏ xe, khung gầm, động cơ… phải đồng bộ và hợp nhất. Có nghĩa là chi tiết này mới bằng từng này thì các chi tiết khác cũng phải mới gần tương tự, hoặc chi tiết này là của Honda thì các chi tiết khác cũng phải là của Honda…
Không thể có chuyện xe thì rất cũ mà một vài chi tiết quan trọng lại rất mới, chi tiết này của Honda mà chi tiết khác lại của Yamaha… Đánh giá này giúp bạn khẳng định một cách sơ bộ rằng xe chưa bị “luộc đồ” và chưa “dính” tai nạn.
4. Đánh giá động cơ
Khi mua xe cũ, việc đánh giá động cơ là rất quan trọng. Xe đẹp mà động cơ đã bị làm lại thì cũng coi như vứt. Vì thế, sau khi nhìn tổng thể, bước tiếp theo là đánh giá động cơ và chạy thử xe.
Về hình thức, động cơ phải đảm bảo tính nguyên vẹn và đồng nhất. Mặt ghép giữa hai nửa lốc máy phải nguyên vẹn, các con ốc trên cụm xi-lanh và lốc hộp số (với xe tay ga là bộ côn) không bị toét đầu hoặc thay mới. Nếu các yếu tố này không được đảm bảo, khả năng lớn là xe đã bị “bổ” máy. Đây là điều chúng ta nên tránh nhất khi đi mua xe cũ.
Về khả năng vận hành, động cơ tốt trước hết phải khởi động dễ dàng, khi xe nổ ở chế độ ga-răng-ti (nhả hết ga để máy tự nổ), động cơ không bị chết giữa chừng (tăng ga-răng-ti nếu quá nhỏ), tiếng nổ đều và không bị giật, không có tiếng kêu lạ. Khi vặn tay ga, động cơ đáp ứng nhanh, không có thời gian trễ, ga lên đều, xe không bị ì, động cơ nổ giòn và tăng đều, không có tiếng kêu lạ. Với xe số, việc sang số phải nhẹ và dễ dàng, hộp số không bị kẹt khi tăng và giảm số.
Có thể kiểm nghiệm độ ăn xăng bằng cách ngửi khói xả xem có nặng mùi xăng hay không. Khói xả nồng nặc mùi xăng là dấu hiệu máy đã bị rã, cho hiệu suất đốt xăng thấp. Tiếp đó, dựng chân chống giữa, vặn ga hết cỡ rồi kiểm tra độ khói. Nếu lượng khói xám nhiều và dày đặc, động cơ đã bị rã và ăn dầu. Nếu lượng khói xám ít thì động cơ vẫn còn hoạt động tốt.
5. Kiểm tra các chi tiết khác
Khi nổ máy hãy bấm còi nhiều lần, nếu nghe tiếng kêu yếu hoặc khó bấm có nghĩa bộ điện đã có vấn đề. Cần kiểm tra bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh trước và nhún mạnh để thử độ nhún, nếu có tiếng kêu “lục cục”, giảm xóc đã yếu hoặc đã bị thay. Lật yên xe để kiểm tra 2 đầu ốc trên của giảm xóc sau có bị trầy xước hay không.
Dùng tay miết nhẹ vào lốp xe nếu có xi đen dính vào tay có nghĩa là lốp đã được làm lại. Đối với các loại xe ga cần kiểm tra kỹ ắc quy, nhất là xe ga nhập khẩu như Honda SH, Dylan, Piaggio vì ắc quy có giá cao nên dễ bị tráo đổi. Yêu cầu thợ mở thùng xe dưới yên để kiểm tra phần máy bên trong, nếu người bán không đồng ý thì cần xem xét lại.
6. Mặc cả
Điều quan trọng là bạn phải tham khảo trước khi đi mua xe. Hãy hỏi những người có kinh nghiệm về xe cũ, tốt nhất là thợ sửa xe lâu năm để đưa ra một ba-rem giá làm chuẩn. Một chiếc xe có giá bán quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của nó đều không chấp nhận được.
Với trường hợp giá quá cao, đương nhiên là bạn kiên quyết mặc cả. Trường hợp giá quá thấp, không loại trừ khả năng xe có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc bị hỏng hóc một bộ phận tối quan trọng nào đó trong động cơ mà mắt thường không thể thấy được qua một hai lần thử.
5 điều cần lưu ý khi mua xe máy cũ
1. Tìm thông tin về các địa điểm mua xe máy cũ
Địa điểm mua xe là điều bạn cần cân nhắc trước tiên, có 2 cách để tìm cho mình nơi mua xe lý tưởng:
- Tìm trên Internet
Hãy tìm nới mua xe trên những trang uy tín, lâu năm, hoặc được người dùng đánh giá cao sau khi mua, nhớ chú ý những phản hồi bên dưới nhé!
- Tìm thông qua người quen
Bạn bè, người thân là những người góp ý tích cực nhất cho bạn, như vậy sẽ tăng độ an tâm và tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Tổng thể
- Tổng thể chiếc xe
Để đánh giá chính xác một chiếc xe đã qua sử dụng, cách tốt nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và được quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Một chiếc xe tốt thì khi quan sát, tất cả chi tiết, phụ tùng trên xe phải có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.
- Giấy tờ
Một sai lầm cho những người mua xe là kiểm tra độ mới cũ qua công-tơ-mét. Trên thực tế, người bán hoàn toàn có thể điều chỉnh lại để qua mặt những khách hàng “tay mơ”. Thay vào đó, hãy dựa vào giấy tờ gốc mà tính tuổi xe, thông số kĩ thuật, từ đó cũng có thể ước lượng được tổng quãng đường mà xe đã chạy
- Màu sơn xe
Hãy quan sát màu sơn xe ở những chỗ khuất, kiểm tra độ đều màu của xe. Có thể dễ dàng xác định xe có được “tút” lại hay không vì nước sơn xe là sơn công nghiệp thường không thể bị bong tróc mà chỉ mòn dần đi theo thời gian.
3. Động cơ xe
Ở bước này rất cần sự tinh ý và tỉ mỉ của người mua, nếu cảm thấy chưa tự tin hãy nhờ người quen hay bạn bè, những người am hiểu về xe kiểm tra giúp bạn:
Bề mặt và những chi tiết trên động cơ không bị móp méo hay trầy xước.
Vặn hết ga mà không thấy khói trong ống xả
Sang số nhẹ nhàng đối với xe số; động cơ hoạt động ngay khi kéo ga đối với xe ga
Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện. Một chiếc ắc quy còn tốt sẽ thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi nhan, còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.
Khi di chuyển, hãy cố ý đi trên những đoạn đường gập ghềnh nhằm kiểm tra hệ thống giảm xóc.
4. Cảm giác của bạn
Khi lái thử hãy lắng nghe tiếng xe vận hành, một chiếc xe tốt khi chạy sẽ có tiếng kêu giòn, đều, khi xóc không phát ra tiếng kêu, khi thắng không bị trượt.
5. Thương lượng giá cả
Cuối cùng giá cả vẫn là quan trọng nhất, trong một cuộc mua bán xe máy cũ, hẳn ai cũng muốn phần hời thuộc về mình. Nếu xe còn tốt, chủ xe chẳng dại gì bán cho bạn giá mềm, nếu chọn được chiếc xe ưng ý, chỉ cần kì kèo thêm chút nữa nếu còn thấy mắc.
6 thói quen làm tổn hại chiếc xe máy của bạn
1. Chạy xe ở tốc độ quá chậm
Thói quen này các chị em thường hay mắc phải, di chuyển xe với tốc độ quá chậm khiến xe sản sinh ra một lượng nhiệt lớn, khiến cho quạt làm mát phải hoạt động liên tục, vừa tốn xăng vừa làm máy không được bền.
Theo một số nghiên cứu, chạy với tốc độ 40 – 45km/km không những giúp tiết kiệm xăng nhất mà ở tốc độ này, xe được hoạt động tối ưu nhất. Các chị em nếu chưa quen với vận tốc này hãng tập trước ở các còn đường vắng, tập phản xạ khi ở chỗ đông người.
2. Chỉ phanh bằng phanh đĩa trước
Thói quen này rất dễ gây tai nạn giao thông. Khi xe đang di chuyển với tốc độ ổn dịnh, có tình huống bất ngờ phía trước khiến nhiều người giật mình và bóp phanh theo quán tính, hành động này sẽ làm xe mất kiểm soát và quay một vòng làm người lái có nguy cơ ngã xuống đường rất nguy hiểm.
Nếu chưa quen sử dụng xe ga, hãy đến các của hàng xe máy làm giảm độ độ cừng của phanh. Khi gặp những tình huống như vậy hãy sử dụng cùng lúc cả phanh trước và sau.
3. Chạy xe khi lốp hết hơi
Xe tay ga thường nặng hơn xe số, và cần nhiều năng lượng hơn khi vận hành. Không hay kiểm tra lốp xe làm xe khi mềm sẽ làm bạn phải thường xuyên thay săm hoặc thay lốp thường xuyên. Nhất là hiện nay đa số các xe tay ga đều được tích hợp lốp không săm khiến chi phí thay săm, lốp lại càng tốn kém.
4. Không bảo dưỡng xe thường xuyên
Đây là thói quen làm tổn hại chiếc xe máy nhanh nhất .Yêu cầu đầu tiên để một chiếc xe hoạt động êm ái và bền bỉ chính là việc được bảo dưỡng thường xuyên. Thế nhưng, nhiều người, nhất là các chị em khi đi xe tay ga thường không ý chú đến số km trên đồng hồ xe hay trong 2 năm đầu thường quên lịch bảo dưỡng của hãng xe, để rồi quá hạn vài trăm đến vài nghìn cây số mới đi bảo dưỡng, thay dầu nhớt. Điều này sẽ làm xe xuống may, tồn hại đến các chi tiết bên trong động cơ.
5. Trùm áo mưa lên dầu xe
Nhiều người thường có thói quen trùm áo mưa qua đầu xe khi trời mưa để kín gió hơn. Khi trùm như vậy, vô tình làm giảm đi sự linh hoạt của đầu xe bởi áo mưa sẽ dính chặt vào tay lái đồng thời cũng tăng sức cản gió do áo mưa căng ra khi di chuyển, điều này làm xe hao xăng hơn bình thường.
Không những thế, khi đi mưa vào trời tối, nhiệt lượng tỏa ra từ đèn xe có thề làm nóng chảy lớp áo mưa phủ lên bề mặt đèn gây hư hại cả lớp chóa ngoài của đèn xe.
6. Lắp khóa chống trộm trôi nổi
Với nhu cầu bảo vệ tài sản và an toàn ngày càng cao, sử dụng khóa chống trộm xe máy cũng đang dần trở thành một thói quen của nhiều người. Đây là một thói quen tốt nhưng không cẩn thận sẽ gây hậu quả ngược cho chiếc xe nếu “sai sách”.
Là bởi trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại khóa chống trộm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất sứ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống vận hành và thiết bị trên xe. Vì vậy, khi lắp khóa chống trộm xe máy, hãy lựa chọn dòng khóa chính hãng, với tính bảo mật và an toàn cao để chiếc xe của bạn được bảo vệ tốt nhất.
Leave a Reply