Khi bộ côn xe số bị ỳ phải sửa chữa như thế nào

55bc3eb9e6a4d_1438400185

Một vấn đề phổ biến ở các dòng xe số đó là hiện tượng xe đi ỳ, nóng máy, và uống xăng nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như : điện cao áp yếu hoặc đánh lửa sai tầm, nhiên liệu cấp sai ( thừa hoạc thiếu), hơi kém và tỷ số nén của động cơ giảm . . . Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất ở các dòng xe số tại Việt Nam đó là bộ côn (ly hợp) đã có dấu hiệu xuống cấp, phần lớn là do các chi tiết truyền tải của bộ côn bị mòn hoặc trơ lỳ bề mặt làm việc. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả các dòng xe số của tất cả các hãng Honda, Yamaha, Suzuki, SYM . . .
Ly hợp là bộ phận có nhiệm vụ cắt và truyền mô-men dẫn động từ động cơ đến hộp số một cách nhanh chóng, dứt khoát. Yêu cầu của ly hợp là phải truyền hết mô-men động cơ mà không bị trượt,tách, cắt truyền lực một cách nhanh chóng để giảm va đập của bánh răng hộp số.
Bộ côn xe Dream ngâm dầu
Bộ côn của xe số đều là loại côn ma sát ướt, nghĩa là toàn bộ bộ côn đều được ngâm trong dầu. Côn trước có búa côn là phần chủ động và chuông côn là phần bị động. Búacôn có bề mặt làm việc là phần phíp, khi bạn lên ga thì lực ly tâm làm cho búa côn văng ra và phần phíp này sẽ bám vào mặt trong của chuông côn làm chuông côn quay theo. Côn sau cũng có các lá côn chủ động và bị động. Lá chủ động là lá thép, lá bị động nằm giữa hai láchủ động và là loại lá hợp kim được dán thêm các tấm vật liệu ma sát.
Hiện tượng mòn thường xảy ra cả ởcác bộ phận truyền tải, các bề mặt làm việc của bộ côn bao gồm cả lá côn, búa côn và chuông côn, trong đó búa côn là ít mòn hơn cả, trừ khidầu máy hết hoặc dầu kém chất lượng. Khi chuông côn mòn tạo thành các rãnh, dầu sẽ đọng trong các rãnh không thoát ra kịp làm chobúa côn trượt trên bề mặt trong của chuông, trượt nhiều hơn khi búa côn cũng mòn và trơ lỳ hoặc cháy phíp, tuy nhiên sự hiện tượng trượt này chỉ xảy ra tức thời khi bạn lên ga. Khi lá côn mòn hoặc chai cứng thì hiện tượng trượt cũng xảy ra trên bề mặt các lá côn, ma sát ướt giữa các lá chủ động và bị động giảm nghiêm trọng, đặc biệt làkhi máy nóng và dầu máy loãng. Như vậy khi các bộ phận trên mòn thì hiện tượng trượt côn xảy ra ở cảcôn trước và côn sau, làm mô-men bị thất thoát, mô-men từ động cơ sẽkhông được truyền hết về bộ số, hiện tượng rơi vãi năng lượng xảy ra, tất nhiên là sẽ tốn xăng. Lúc này chiếc xe của bạn sẽ tỏ ra “mệt mỏi” và “khó tính”, nó sẽ không chịu tăng tốc khi bạn ga lên mà nó còn gào lên một cách gay gắt và khó chịu.
Chu ông côn bị mòn thành rãnh
Cấu trúc của búa côn, phần bị mòn và trơ lỳ là phần phíp
Bộ lá côn, lá chủ động bằng thép cóđánh số 10, có bề mặt ma sát bằng phíp
Các bộ phận chuông côn, búa côn và lá côn bị mòn do những nguyên nhân sau:
- Người sử dụng không thay dầu, khi dầu máy cạn và nhiệt độ động cơ lên cao quá múc, vật liệu các chi tiết giãn nở và biến tính. Chuông côn sẽ mòn nhanh chóng và búa côn cũng mòn và trơ lỳ theo. Các lácôn bị giảm ma sát ướt, ma sát khô xuất hiện với nhiệt độ cực cao, giữacác lá côn không tạo được màng dầu và mài trực tiếp vào nhau, làm cho các lá bị động mòn và trơ lỳ nhanh chóng.
- Người sử dụng thay phải dầu máy kém chất lượng, tuy dầu máy không bị hết nhưng không còn tác dụng bảo vệ bộ côn như dầu máy tốt. Nhiệt độ động cơ cũng lên cao, chuông côn cũng mòn nhanh chóng. Dầu máy kém thì sẽ không tạo được màng dầu giữa các là côn và các lá côn gần như mài trực tiếp vào nhau, lá phíp bị động cũng bị mòn nhanh chóng.
- Người sử dụng thường xuyên chở quá tải trọng cho phép. Lúc này nhiệt độ động cơ lên cao, cả động cơ và bộ côn đều bị quá tải. Các bề mặt làm việc của chuông côn, búa côn và lá côn luôn trong trạng thái tải nặng, phá vỡ các lực ma sát tại các bề mặt làm việc. Khi côn bị quá tải nhiều lần thì sẽ mòn ởtất cả ba bộ phận làm việc chính của bộ côn.
- Người sử dụng xe “vê côn” hay hay ép côn, bốc đầu, tất nhiên chỉ các thanh niên mới làm việc này, họkhông ý thức được rằng là họ đang phá côn xe của họ và đùa với tính mạng của chính mình.
- Người sử dụng đi xe số như đi xe ga. Không về số hoặc không khởi động từ số nhỏ, đang đi số 4 bạn đỗ lại và khởi hành đi tiếp cũng để số 4. Lỗi này thường xảy ra ở phụ nữ, búa côn bị ép và luôn ở trạng thái sẵn sàng trượt, nhiều lầnthì làm mòn cả chuông côn và lá côn.
Hậu quả: Khi các bề mặt làm việc của bộ côn bị mòn và trơ lỳ thì không những làm bạn khó chịu mà gây nhiều hậu quả khác như sau:
- Tốn xăng, bộ côn không truyền tải hết mô-men về bộ số và bánh sau, năng lượng thất thoát đương nhiên là tốn xăng.
- Tuổi thọ động cơ giảm. Để đạt tốc độ mong muốn của người đi thì số vòng quay của động cơ phải tăng lên. Do phải làm việc vất vả hơn, động cơ luôn trong trạng thái chạy tốc độ lớn, cộng với nhiệt sinh ra nhiều, động cơ sẽ nhanh chóng bị rão.
- Bộ số bị va đập nhiều hơn khi động cơ chạy với tốc độ cao.
- Xe rung khi chạy ở tốc độ cao.
Khắc phục. Với lá côn thì ta phải thay thế bộ lá bị động (lá phíp), Cònvới côn trước, bao gồm chuông cônvà búa côn hiện nay có hai cách khắc phục như sau:
- Cách 1. Láng phẳng chuông cônbằng máy tiện. Rán lại phíp của búacôn bằng phíp mới, sau đó tiện tròn bề mặt phíp sao cho thích hợp với nòng mới của chuông côn. Biện pháp này hạn chế thay thế, tuy nhiên nó có rất nhiều hạn chế: Phíprán lên búa thường kém chất lượng, sau khi chạy một thời gian 3 -4 tháng thì phíp bị bở và trượt, chuông côn bị láng mỏng đi, thông số kỹ thuật thay đổi. Biện pháp này gây sai số lớn, chất lượng bộ côn phụ thuộc nhiều vào tay nghề người làm. Chi phí cho việc phục hồidao động trong khoảng 100 – 150 nghìn đồng.
- Cách 2. Thay cả búa và chuông mới. Búa côn mới có phíp được đúc bằng dung dịch lỏng ở nhiệt độ cao,khả năng bở và trượt là không có, mặt khác chuông thay mới nên độ thông số kỹ thuật chuẩn hơn, khe hở giữa búa côn và chuông côn chính xác hơn. Với biện pháp này thì bộ côn của bạn gần như một bộ côn mới, khả năng vận hành và tuổithọ cao hơn rất nhiều so với phương án trên. Chi phí cho phương án này khoảng 600 – 800 nghìn đồng, biện pháp này trước mắt phải chi nhiều tiền hơn nhưng hiệu quả lâu dài và xét kỹ thì kinh tếhơn. Chỉ riêng mức xăng tiêu hao tăng lên là đủ giúp bạn nhận ra điều đó chứ chưa kể những tổn hại khác.
Khi bộ côn thực sự kém, các bánh răng truyền tải, các bộ phận bạc , long đen, vòng bi cũng bị mòn theo tạo thành những khe hở lớn vượt quá độ dung sai cho phép, sinh ra tiếng hú và tiếng va đập trong bộ côn nghe rất khó chịu. Để giải quyết được những vấn đề này hiệu quả và an toàn nhất thì chúng ta nên thay mới đồng bộ cả bộ côn. Đương nhiên phương án này cần phải có kinh tế và nên xem xét kỹ.
Chúng tôi đưa ra các phương án trên để các bạn tham khảo và cân nhắc khi quyết định sửa chữa.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>